EASYNET

EASYNET

Kwh là gì? Sự khác biệt giữa Kwh và Kwp

Mỗi khi nhận hóa đơn điện bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin trên hóa đơn. Nhưng ít ai biết cách tính của các đơn vị trên để có được số điện năng tiêu thụ cũng như số tiền mình phải trả khi sử dụng các thiết bị điện bao nhiêu số một tháng.

Hàng ngày mỗi người chúng ta điều sử dụng hàng vô số các thiết bị điện và có rất nhiều các thông số cũng như các ký hiệu điện đó. kWh là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng giúp bạn biết được mức năng lượng điện bạn đã sử dụng hàng tháng

Kwh là gì?

Kilowatt giờ (Kwh) là đơn vị được tính dưới dạng năng lượng, phổ biến hiện nay là đơn vị thanh toán cho các năng lượng cung cấp của người tiêu dùng bằng những thiết bị điện hay còn gọi một cách khác là điện năng sử dụng.

Kilowatt-giờ là thước đo lượng điện từ việc sử dụng điện của bạn, được kí hiệu là kWh.

Nó không có nghĩa là số kilowatt bạn sử dụng mỗi giờ, mà nó chỉ đơn giản là một đơn vị đo lường mức năng lượng bạn sẽ sử dụng để cung cấp cho một thiết bị có công suất 1.000 watt (W) hoạt động trong một giờ.

Ví dụ bạn bật một chiếc đèn năng lượng mặt trời 100W hoạt động trong 10 tiếng đồng hồ, đồng nghĩa với việc bạn đã tiêu tốn 1 kWh điện cho thiết bị này.

Làm sao đổi từ Kw sang Kwh?

Đổi từ Kw sang Kwh tức là sao, bạn cứ hiểu một cách đơn giản là quy đổi từ một đơn vị này sang đơn vị khác để có thể tính điện năng tiêu thụ của một thiết bị từ nguồn năng lượng điện trong cuộc sống. Trong đó năng lượng theo watt giờ là tích của công suất đo bằng watt và thời gian đo bằng giờ.

Đề quy đổi ta có các công thức để bạn có thể áp dụng trong việc tính toán của mình như sau:

Công Thức: A = P x t(1)

Trong đó A: Điện năng tiêu thụ (Kwh), P: Công suất tiêu thụ (Kw), t: thời gian (giờ)

Công Thức: W = P x t(2)

Trong đó P: Công suất của đồ dùng điện (W), t : Thời gian làm việc của đồ dùng điện, W : Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t

Còn nếu trong trường hợp dùng để đo điện người tiêu dùng, nếu dùng đơn vị chuẩn cho công suất là Watt và đơn vị chuẩn cho thời gian là giây thì bạn cần tính điện năng sẽ cho ra kết quả với quá nhiều con số 0. Để có thể đơn giản và dễ đọc, đơn vị phổ biến để tính được số tiền điện (số điện) là kW (1 kW bằng 1000 w) và giờ (1 giờ bằng 3600 giây).

Hầu hết trên các thiết bị điện diều có ghi công suất của nó với đơn vị W và KW. Nếu để tính số điện mà chúng ta tiêu thụ “mỗi giờ” thì cần phải đổi sang đơn vị Kwh, Wh.

Cách tính chi phí tiền điện trên mỗi KWh

Hiện nay, công ty điện lực hay bất kể nhà cung cấp điện nào cũng sử dụng một chiếc đồng hồ điện để theo dõi việc sử dụng điện của bạn. Sau khi đã biết được tổng số kilowatt-giờ tiêu thụ, người ta sẽ tính được hóa đơn tiền điện mà bạn cần phải trả trong một thời gian nhất định.

Giá điện có thể thay đổi liên tục tùy thuộc vào từng thời điểm, tùy thuộc vào từng mục đích sử dụng và dung lượng tiêu thụ điện của mỗi gia đình. Vậy nên, khi lượng điện tiêu thụ hàng tháng của nhà bạn tăng lên thì việc này cũng đồng nghĩa rằng chi phí mỗi KWh cũng sẽ tăng lên. Có thể tại thời điểm nào đó, bạn thường xuyên bắt gặp việc hóa đơn tiền điện tăng giá thì nguyên nhân gây ra có thể là do lượng điện tiêu thụ tại thời điểm đó đang tăng.

Hiện nay, công nghệ thông tin đang rất phát triển, bạn có thể dễ dàng tra cứu hay cập nhật tin tức giá điện trên website của nhà cung cấp điện.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tính được 1 KWH bằng bao nhiêu tiền dựa trên hóa đơn tiền điện của bạn bằng cách lấy tổng số tiền phải trả tên hóa đơn tiền điện và chia cho tổng số KWh tiêu thụ điện của tháng đó.

Ví dụ, khi bạn cần trả cho hóa đơn tiền điện là 650.000 đồng và lượng điện tiêu thụ thống kê trên đó là 360 KWh. Bạn có thể áp dụng công thức tính trên là lấy 650.000 : 360 = 1.801 đồng/KWh. Như vậy chúng ta hiểu rằng 1 KWH sẽ có giá là 1.801 áp dụng trong tháng đó.

Như vậy, với việc áp dùng 1 trong 2 công thức trên, bạn có thể dễ dàng tính được lượng điện năng tiêu tốn của mỗi thiết bị điện trong gia đình của bạn. Và chắc chắn, từ đó bạn cũng sẽ dễ dàng tính được chi phí tiền điện một cách đơn giản.

Định nghĩa về kWp là gì ? Wp là gì

Khái niệm Kilowatt-peak được sử dụng để so sánh hiệu suất của việc lắp đặt tấm pin và dự báo lượng điện (năng lượng) mà chúng có thể sản xuất trong điều kiện tối ưu. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng điện mà việc lắp đặt tấm pin có thể tạo ra: Vị trí lắp đặt của nó, định hướng của nó, hướng bóng râm, nhiệt độ trên mái nhà,… Với những lý do này, một tiêu chuẩn đã được thiết lập: Watt-peak (Wp) hoặc Kilowatt-peak (kWp) để đo được năng lượng sinh ra, ứng dụng cho các thiết bị năng lượng mặt trời.

Chuyển đổi KWh sang KWp

Nếu gia đình bạn đang sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời thì bạn cần nắm được các chuyển từ KWh sang KWp. Nhưng trước tiên, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu KWp trong hệ thống điện mặt trời: Một KWp được hiểu là công suất đỉnh của một hệ thống mặt trời, là đơn vị dùng để đo lượng năng lượng được sinh ra.

Tham khảo thêm: Kwp là gì

Với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam, các chuyên gia đã ước tính rằng trung bình có khoảng 4 tới 4.5 giờ có nắng. Thời gian này bạn có thể tận dụng để sử dụng những tấm pin năng lượng từ mặt trời. Vậy nên, để có thể tính KWh điện được tạo ra nhờ hệ thống điện mặt trời 1KWp ta lấy từ những tấm pin năng lượng 1×4.5. Trung bình mỗi ngày sẽ tạo ra được khoảng 4.5 KWH điện. Tức là mỗi ngày sẽ tạo ra khoảng 4.5KWh điện. Như vậy thì mỗi tháng hệ thống tấm pin mặt trời sẽ tạo ra khoảng 135 Kwh điện.

Ý nghĩa của watt-peak kWp là gì?

Việt Nam là nước có nhiều điều nắng chính vì vậy là điều kiện thuận lợi cho việc sử sụng hệ thống điện năng lượng mặt trời. Do đó chúng ta có tiềm năng rất lớn về điện mặt trời . Nhu cầu lắp điện mặt trời đang dần trở nên phổ biến toàn quốc bởi những lợi ích vượt trội mà điện mặt trời mang lại . Nhất là tình trạng lượng điện tiêu thụ đang cao nhất trong các năm qua và các nhà máy điện đang quá tải.

Trung bình, một ngày ở Việt Nam sẽ có khoảng từ 5-8 giờ có nắng mà bạn có thể dùng những tấm pin năng lượng mặt trời hấp thụ và chuyển đổi để nhận được nguồn điện năng tối đa.

Trong thực tế, số giờ nắng có thể lên tới 10 giờ, với cường độ bức xạ khác nhau. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam có khoảng 5,5kW/h/m2/ngày và ở các tỉnh miền Bắc ít hơn với khoảng 4,5kW/h/m2/ngày.

Watt-peak cho phép so sánh giữa các đầu ra của các tấm pin quang điện từ các nhà sản xuất khác nhau. Đối với cùng một diện tích bề mặt, Wp càng cao, tấm pin càng hiệu quả.

Watt-peak cũng được sử dụng để tính toán kích thước cần thiết cho việc lắp đặt tấm pin theo năng suất được tính toán

Lưu ý: các điều kiện ánh nắng mặt trời cũng phải được tính đến trong tính toán này. Một sản lượng khác nhau đạt được cho 1 kWp tùy thuộc vào khu vực lắp đặt tấm pin và điều kiện ánh nắng mặt trời. Ví dụ như: khu vực này việc lắp đặt 1 kWp sẽ tạo ra 900 kWh mỗi năm trong điều kiện tối ưu. Trong khi ở 1 khu vực khác nó sẽ sản xuất 1250 kWh / năm

Nhưng cũng tùy thuộc vào thời gian, mùa, vùng miền mà sẽ tạo hiệu suất điện năng khác nhau. Vì vậy, nó sẽ có sự chênh lệch đáng kể tùy vào địa điểm, thời gian, thời tiết của từng vùng miền

 

Nguồn: sưu tầm

Copyright © 2019 SÁNG TẠO. Web design : NiNa Co., Ltd
Đang online: 3 | Tổng truy cập: 194086

Hỗ trợ trực tuyến
Skype Viber Zalo
Kinh Doanh

0983997986